Liên kết website
Bản đồ hành chính
ban do Bầu cửCổng thông tin điện tửTỉnh Khánh Hòabac ho Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh HòaCổng thông tin điện tử chính phủHệ thống vb pháp luậtTruong xa
Thống kê truy cập
An toàn vệ sinh thực phẩm

Thực hiện tốt các quy định của WTO về an toàn vệ sinh thực phẩm

Thực hiện tốt các quy định của WTO về an toàn vệ sinh thực phẩm
Ngày 26/10/2017, tại TP Nha Trang Sở Công thương tỉnh đã tổ chức tập huấn chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hội nhập quốc tế. Giảng viên lớp tập huấn là TS Phạm Văn Chắt – Báo cáo viên chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ Công thương. Theo TS Phạm Văn Chắt, khái niệm về hàng nông sản giữa WTO và của Việt Nam có sự khác nhau. Theo Việt Nam hàng nông sản gồm nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi; thủy sản; lâm nghiệp và diêm nghiệp. Còn công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản được gộp vào lĩnh vực công nghiệp. Theo quy định của WTO, toàn bộ sản phẩm đều là nông sản, chỉ trừ cá và sản phẩm từ cá. Thương mại thế giới, nông sản thường chia thành 2 nhóm: (1) nhóm nông sản nhiệt đới như nguyên liệu, đồ uống chè, cafê, cacao; bông, nhóm đay, lanh; những loại quả chuối, xoài, ổi … (2) nhóm còn lại.

Ngày 26/10/2017, tại TP Nha Trang Sở Công thương tỉnh đã tổ chức tập huấn chuyên đề Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hội nhập quốc tế. Giảng viên lớp tập huấn là TS Phạm Văn Chắt – Báo cáo viên chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ Công thương.

Theo TS Phạm Văn Chắt, khái niệm về hàng nông sản giữa WTO và của Việt Nam có sự khác nhau. Theo Việt Nam hàng nông sản gồm nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi; thủy sản; lâm nghiệp và diêm nghiệp. Còn công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản được gộp vào lĩnh vực công nghiệp. Theo quy định của WTO, toàn bộ sản phẩm đều là nông sản, chỉ trừ cá và sản phẩm từ cá. Thương mại thế giới, nông sản thường chia thành 2 nhóm: (1) nhóm nông sản nhiệt đới như nguyên liệu, đồ uống chè, cafê, cacao; bông, nhóm đay, lanh; những loại quả chuối, xoài, ổi … (2) nhóm còn lại.

Thương mại hàng nông sản đụng chạm đến lợi ích của người tiêu dùng; bảo đảm được an toàn lương thực là nhu cầu cực kỳ quan trọng của mỗi quốc gia; ngay ở Việt Nam chúng ta cũng nhập nông sản của các nước. Nguyên tắc mở cửa thị trường nông sản theo các Hiệp định là giảm bớt những rào cản về vật chất, thủ tục, để nông sản nước ngoài có thể tiếp cận thị trường trong nước nhập khẩu thuận lợi. Việc giảm thuế, loại bỏ hàng rào phi thuế quan, giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên Hiệp định cho phép các quốc gia sử dụng các biện pháp ngăn chặn hàng nhập khẩu vì lý do bảo vệ sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng không bị lây bệnh; bảo vệ động thực vật hoang dã, bảo vệ môi trường sinh thái.

Hiệp định SPS là hiệp định về các biện pháp VSATTP và kiểm dịch động, thực vật. Đây là hiệp định quan trọng nhất của WTO vì nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng. Yêu cầu SPS đa dạng như chất lượng, bao bì, quy trình đóng gói, phương tiện, cách thức vận chuyển động thực vật, kiểm dịch, phương pháp lấy mẫu, thống kê … Các nước phải áp dụng 5 sạch, không sử dụng các chất bị cấm (hóa chất và hữu cơ) trong các khâu: sản xuất và thu hoạch; chế biến, bao bì, đóng gói, bảo quản, vận chuyển; các nước cần áp dụng hiệu quả chương trình Global GAP, Việt Nam áp dụng thêm ASean

Đối với chất được sử dụng như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, ở thời điểm sản phẩm được đưa ra tiêu thụ, không cho phép tồn dư lượng vượt quá điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Nếu không đạt sản phẩm sẽ bị tiêu hủy, tái nhập khẩu hàng về; bị đưa vào danh sách đen và bị cấm xuất khẩu vào nước đó.

TS Chắt lưu ý, các biện pháp SPS hướng tới mục tiêu cụ thể bảo vệ cuộc sống, sức khỏe con người, vật nuôi, động thực vật thông qua bảo đảm VSATTP và ngăn chặn các dịch bệnh. Các nhóm biện pháp kỹ thuật (TBT) hướng tới nhiều mục tiêu chính sách khác nhau như an ninh quốc gia, môi trường, cạnh tranh lành mạnh … Do đó doanh nghiệp cần phân biệt rõ khi nào là biện pháp TBT, khi nào là biện pháp vệ sinh dịch tễ. Doanh nghiệp cần nhận biết và áp dụng SPS, kịp thời phát hiện các trường hợp SPS vi phạm WTO để có hình thức tự khiếu nại, khiếu kiện hoặc thông báo cho Chính phủ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; hoặc khi họ áp dụng SPS nhưng không dựa trên căn cứ khoa học mà là phỏng đoán.

Theo Hiệp định SPS, để đảm bảo tính minh bạch, mỗi nước phải thiết lập một Điểm hỏi đáp về SPS (Entry Point on SPS) để các doanh nghiệp có thể lấy thông tin và đặt câu hỏi như áp dụng SPS ở các nước liên quan; phân tích rủi ro về từng biện pháp SPS; các thủ tục kiểm soát, giám sát, kiểm dịch động thực vật, phụ gia thực phẩm …

Đối với Mỹ và Châu Âu bên cạnh An toàn thực phẩm còn quan tâm kiểm tra hàng chống lây lan dịch bệnh, đặc biệt là ký sinh trùng, côn trùng, vi khuẩn tồn tại trong sản phẩm nhập khẩu. Nhiều nước quy định kiểm tra chặt chẽ lượng sơn, chì, phóng xạ và các chất có hại khác trong đồ chơi trẻ em, hàng may mặc, giày dép, thiết bị phòng ngủ chăn, màn, ga trải giường, quần áo do có thuốc nhuộm chứa chất gây ung thư.

Việt Nam, ngày 17/6/2010 Quốc hội đã ban hành Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực ngày 1/7/2011. Ngày 25/4/2012 Chính phủ ban hành Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật; có hiệu lực ngày 11/6/2012. Đối với thời điểm nông sản được đưa ra tiêu thụ, có danh mục 89 chất thể hiện trong phụ lục SPS giới hạn tối đa các loại thuốc trừ sâu được phép tồn tại trong sản phẩm nông nghiệp.

Gần đây Quốc hội ban hành Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, có điều 317 quy định về Tội vi phạm quy định về An toàn thực phẩm.

TS Chắt cho rằng cần in ấn biên soạn cung cấp cho người dân sổ tay các chất bị cấm kể cả hóa chất và hữu cơ trong lĩnh vực nông nghiệp; nói rõ quy trình kiểm tra khi bắt đầu nuôi trồng sản phẩm, có 18 sổ theo dõi đánh giá cho đến khi thu hoạch theo quy định. Theo Lãnh đạo Quốc hội, Việt Nam đang có 12 thách thức thì trong đó có thách thức vấn đề ATVSTP. Do vậy để hội nhập kinh tế quốc tế, việc hiểu nắm bắt rõ và áp dụng khung pháp lý về VSATTP và cam kết của mỗi doanh nghiệp, của Việt Nam thực hiện tốt các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với WTO là hết sức đáng lưu tâm chú ý.

                                                                                                                                                                                ANH HUY

Họ tên*
Email*
Bình luận*
Cổng Dịch vụ công Quốc giaCovidĐánh giá CCHC CBCCDV công đọ 3tra cuu tinh trang su ly ho so Đánh giá CCHC TC, DNHệ thống một cửaEofficeso nghanh dia phuong Tra cuu tthcTra cuu van ban Tra cuu đo 3 Tra cuu hs mot cua Nộp trực tuyếnÝ kiến công dân
Tin nổi bật
THĂM DÒ Ý KIẾN



Video

6/4/2023 11:34:06 PM

^ Về đầu trang