- Khánh Hòa có nhiều lợi thế để phát triển ngành Thủy sản. Những năm qua, ngành Thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng bình quân 11,34%/năm. Năm 2020, tuy gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng sản lượng thủy sản của tỉnh vẫn đạt hơn 95.590 tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt hơn 80.800 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 14.773 tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt gần 510 triệu USD.
- Xin ông cho biết định hướng thời gian tới của tỉnh để phát triển bền vững ngành Thủy sản?
- Để xây dựng và phát triển nghề cá bền vững và có trách nhiệm, đối với lĩnh vực khai thác thủy sản, tỉnh sẽ tiếp tục sắp xếp, cơ cấu lại đội tàu cá, cơ cấu lực lượng khai thác
Hợp tác xã Nông nghiệp Ninh Đông thành lập từ tháng 10/1978. Trong quá trình phát triển, Hợp tác xã liên tục chuyển đổi qua từng giai đoạn theo Luật HTX 2003, Luật HTX sửa đổi 2000 và chính thức hoạt động theo Luật HTX 2012 năm 2016.
Đây là năm thứ 2 các thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Ninh Đông trồng giống lúa thảo dược và nếp cẩm. Hợp tác xã tiêu thụ lúa của các thành viên sản xuất, chế biến thành gạo và phụ phẩm; thị trường tiêu thụ sản phẩm trong tỉnh Khánh Hòa, doanh thu năm 2019 là 150 triệu đồng.
Xã Ninh Đông có truyền thống về nghề trồng rau với hơn 200 hộ tham gia sản xuất, tập trung chủ yếu ở các thôn: Quang Đông, Phú Nghĩa, Phước Thuận. Trước đây nông dân thường trồng rau theo mô hình gia đình, nhỏ lẻ, điều kiện canh tác, thủy lợi gặp nhiều khó khăn, công tác quản lý về An toàn vệ sinh thực phẩm chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả sản xuất chưa cao.
Giao nhiệm vụ cụ thể:
Trong kế hoạch phục hồi kinh tế, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương phải nhận thức đúng tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, tuyệt đối không chủ quan, phải xác định nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế là trọng tâm. Các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ triển khai các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế trong ngắn hạn hiệu quả gắn với xu hướng thay đổi trong dài hạn. Những tháng cuối năm, tập trung cao độ, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, khẩn trương các giải pháp của Chính phủ và kế hoạch của UBND tỉnh đề ra.
Trăn trở cây trồng
Nhiều năm trước, gia đình ông Trí chỉ quanh quẩn với hơn 1ha đất sản xuất nông nghiệp. Phần lớn trong số ấy là đất trồng lúa, một ít trồng hoa màu. Với diện tích hạn hẹp, cây lúa không phải là cứu cánh cho bài toán thu nhập nên gia đình ông Trí cũng như nhiều hộ nông dân nơi đây chỉ đủ sống qua ngày.
Trước thực tế đó, ông Trí đã không ngừng học hỏi khắp nơi về những loại cây trồng, vật nuôi có thể cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng ở địa phương. Ông Trí cho biết: “Mỗi lần Hội Nông dân xã, thậm chí xã khác, huyện khác tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nông nghiệp, tôi đều tham gia với mong muốn có thể trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để thay đổi cây trồng trên diện tích đất hạn hẹp của mình. Đó có thể là kỹ thuật sản xuất chăn nuôi heo, gà; trồng rau an toàn, VietGAP; trồng bưởi da xanh…”.
Năm 2015 và 2016, tình hình thời tiết khô hạn gây hậu quả nặng nề cho cây lúa cũng như nhiều loại cây trồng khác trên toàn tỉnh nói chung và Ninh Hòa nói riêng, nhu cầu về chuyển đổi cây trồng càng thêm thôi thúc ông Trí. Cùng với kiến thức học được, năm 2017, ông Trí quyết định trồng vào vườn tạp của mình hàng chục gốc bưởi da xanh. Còn trên diện tích đất trồng cây hàng năm, ông gieo 4.000m2 rau màu. Được sự hướng dẫn của Hội Nông dân xã Ninh Đông, gia đình ông đã mạnh dạn tiên phong chuyển đổi từ đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng cây hẹ trên đất 1 vụ lúa. Ban đầu diện tích nhỏ, sau đó nâng dần lên và cuối cùng là toàn bộ 7.000m2 đất trồng lúa 1 vụ được chuyển hết sang trồng hẹ.
Theo tính toán của ông Trí, cây hẹ cho thu hoạch đều đặn mỗi tháng 1 lần. Nếu trừ đi thời gian cho đất nghỉ ngơi, 1 năm làm được khoảng 10 vụ hẹ. Với 1.000m2 trồng hẹ, sau khi trừ chi phí, nông dân có thể thu về 6 triệu đồng/vụ, gấp 10 lần so với trồng lúa. Với diện tích sản xuất lúa, trồng hẹ và chăn nuôi bò sinh sản, tổng thu nhập hàng năm của gia đình ông Trí sau khi trừ chi phí còn khoảng 480 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 8 - 10 lao động ở địa phương.

Ngày 26 tháng 3 năm 2020 tại thôn Phú Hòa. HTX NN2 Ninh Quang đã tổ chức hội thảo đầu bờ 2 giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sản xuất tại Tỉnh Khánh hòa. Do Tập đoàn giống cây trồng Thái Bình làm Chủ nhiệm đề tài, hơn 40 nông dân trực tiếp sản xuất lúa tham dự.
Ngày 14 tháng 2 năm 2020 tại xã Ninh Quang. HTX NN2 Ninh Quang đã tổ chức hội thảo đầu bờ tham quan mô hình giống lúa mới chất lượng cao. Đại biểu trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thị xã, UBND xã và hơn 40 nông dân trực tiếp sản xuất lúa trong xã tham dự.
HTX NN1 Ninh Quang không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng Hợp tác xã ngày càng phát triển vững mạnh. Là đơn vị kinh tế tập thể, một thành phần quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở.
Đến thời điểm này có thể nói tình hình sản xuất nông nghiệp ở xã Ninh Quang thuận lợi, vụ Đông Xuân năm 2015 – 2016 thời tiết tốt nên năng suất lúa đạt khá cao so với nhiều năm trước, bà con nông dân có một vụ mùa thắng lợi. Vụ Hè Thu thì gặp nhiều khó khăn hơn do nắng nóng kéo dài, hệ thống tưới của hồ, đập không cung cấp đủ nước tưới vào cuối vụ nên có một số diện tích năng suất thấp. BCĐ sản xuất nông nghiệp xã, Ban quản lý 02 HTX, đã chỉ đạo điều hành kịp thời nên kết quả sản xuất nông nghiệp đạt được những kết quả tốt.
Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 26 –NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa X của Đảng là nâng cao quá trình thực hiện và giữ vững các tiêu chí nông thôn mới và công tác nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đảng bộ Ninh Quang lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế nông thôn gắn với hình thức đổi mới sản xuất, dịch vụ. Ninh Quang là xã đồng bằng, tổng diện tích tự nhiên: 1.845 ha, diện tích trồng lúa 638 ha, dân số trên 13.255 nhân khẩu với 2.989 hộ dân. Đảng bộ có 16 chi bộ với 219 đảng viên.