Ngày 18/01/2021, tại Thôn Hòn Gầm, xã Ba Cụm Nam, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã xảy ra vụ ngộ độc cóc làm 01 người tử vong.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp với Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện Khánh Sơn và các cơ quan chức năng liên quan để tiến hành điều tra vụ ngộ độc. Qua điều tra, trường hợp bị ngộ độc và tử vong là một phụ nữ người đồng bào Raglay, 23 tuổi; đã chế biến món thịt cóc kho (có lẫn trứng cóc) để ăn bữa trưa tại nhà; ngay sau khi ăn khoảng 20 phút xuất hiện các triệu chứng: Chóng mặt, buồn nôn, nôn ra thức ăn, đi cầu phân lỏng. Bệnh nhân được hàng xóm đưa đến khám tại Trạm Y tế xã Ba Cụm Nam thuộc huyện Khánh Sơn, sau đó bệnh nhân được chuyển ngay lên Trung tâm Y tế huyện Khánh Sơn để cấp cứu nhưng bênh nhân đã tử vong trên đường chuyển viện.
Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế, năm 2020 Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt vi phạm hành chính 62 cơ sở với 77 hành vi vi phạm, tổng số tiền phạt là 3.571.618.715 đồng, trong đó: Số hành vi vi phạm về quảng cáo: 54, tổng số tiền phạt: 2.265.000.000đ; Số hành vi vi phạm về chất lượng: 11, tổng số tiền phạt: 934.118.715đ; Số hành vi vi phạm về nhãn: 01, tổng số tiền phạt: 8.500.000đ; Số hành vi vi phạm về điều kiện an toàn thực phẩm và công bố: 11, tổng số tiền phạt: 364.000.000đ;
Về công tác kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học, Cục An toàn thực phẩm đã thực hiện Quản lý hệ thống kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy: Tổng hợp báo cáo năng lực kiểm nghiệm của các đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tại 63 tỉnh, thành phố; Đăng ký chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước: đã chỉ định và gia hạn: 17 đơn vị.
Nâng cao năng lực hệ thống kiểm nghiệm: Hỗ trợ duy trì hệ thống quản lý phòng kiểm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 và mở rộng các chỉ tiêu đã được công nhận cho 03 đơn vị;
Chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy: Gia hạn chỉ định 02 đơn vị
Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế, năm 2020 Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt vi phạm hành chính 62 cơ sở với 77 hành vi vi phạm, tổng số tiền phạt là 3.571.618.715 đồng, trong đó: Số hành vi vi phạm về quảng cáo: 54, tổng số tiền phạt: 2.265.000.000đ; Số hành vi vi phạm về chất lượng: 11, tổng số tiền phạt: 934.118.715đ; Số hành vi vi phạm về nhãn: 01, tổng số tiền phạt: 8.500.000đ; Số hành vi vi phạm về điều kiện an toàn thực phẩm và công bố: 11, tổng số tiền phạt: 364.000.000đ;
Ngày 07/1/2020, ngành Y tế tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị công tác y tế năm 2020 và triển khai kế hoạch công tác năm 2021. Tham dự chỉ đạo hội nghị có ông Đinh Văn Thiệu- Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, BS.CKII Bùi Xuân Minh- Giám đốc Sở Y tế; các lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo các phòng ban Sở Y tế, lãnh đạo các đơn vị y tế công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Đối với công tác an toàn thực phẩm, trong năm 2020, toàn tỉnh đã xảy ra 04 vụ ngộ độc thực phẩm làm 11 người mắc trong đó có 03 trường hợp tử vong, tăng so với năm 2019 (xảy ra 01 vụ ngộ độc rượu ngâm hạt cây rừng khiến 3 người tử vong và 2 người khác phải điều trị tích cực tại bệnh viện).
Vụ ngộ độc thứ 1 xảy ra vào tháng 02/2020, làm 03 người mắc trong đó có 01 trường hợp tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc: Nghi ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên từ ốc biển. Cơ sở nguyên nhân: bữa ăn tại nhà, địa chỉ: đảo Bích Đầm, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Vụ ngộ độc thứ 2 xảy ra vào tháng 7/2020 làm 03 người mắc trong đó có 01 trường hợp tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc: Nghi ngộ độc Methanol từ cồn công nghiệp. Cơ sở nguyên nhân: Nhóm du khách tự mua cồn công nghiệp 900 và pha thành dung dịch để uống gồm: nước, chanh, cồn 900 (người trực tiếp mua đã tử vong).
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2021 được triển khai từ ngày 15/4 đến 15/5/2021 với chủ đề “Đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới”
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đã có những chuyển biến rõ rệt, tích cực, đạt được những thành tích quan trọng trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm đặc biệt là ở các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp vẫn còn ở mức cao; hoạt động sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm không bảo đảm an toàn vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, trong khu dân cư vẫn khó khăn; thói quen lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc vẫn còn nhiều; việc ngăn ngừa thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả còn hạn chế. Việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm pháp luật, đặc biệt là trên mạng xã hội diễn biến phức tạp, khó quản lý, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây bức xúc dư luận xã hội, thực thi pháp luật còn yếu. Nhận thức, ý thức trách nhiệm của cả người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền về an toàn thực phẩm còn có phần hạn chế.
Để tồn tại những vấn đề nói trên, một trong những nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa cao do sự nhận thức yếu kém, chạy theo lợi nhuận và cố tình vi phạm của một số tổ chức, cá nhân, làm ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng.
Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2021 được triển khai từ ngày 15/4 đến 15/5/2021 với chủ đề “Đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới”
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đã có những chuyển biến rõ rệt, tích cực, đạt được những thành tích quan trọng trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm đặc biệt là ở các bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp vẫn còn ở mức cao; hoạt động sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm không bảo đảm an toàn vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Việc kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, trong khu dân cư vẫn khó khăn; thói quen lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc vẫn còn nhiều; việc ngăn ngừa thực phẩm nhập lậu, thực phẩm giả còn hạn chế. Việc kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm pháp luật, đặc biệt là trên mạng xã hội diễn biến phức tạp, khó quản lý, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, gây bức xúc dư luận xã hội, thực thi pháp luật còn yếu. Nhận thức, ý thức trách nhiệm của cả người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền về an toàn thực phẩm còn có phần hạn chế.
Để tồn tại những vấn đề nói trên, một trong những nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa cao do sự nhận thức yếu kém, chạy theo lợi nhuận và cố tình vi phạm của một số tổ chức, cá nhân, làm ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng.
Ngày 3/8/2021, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa tiếp nhận 2 bệnh nhân trẻ tuổi P.P.V (xã Phước Đồng, TP. Nha Trang) và P.VT (xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh) trong tình trạng nguy kịch: hôn mê sâu, thở máy, huyết áp tụt nặng khó kiểm soát.
Ngày Đại dương thế giới (08/6) do Liên Hợp quốc thông qua thể hiện sự đoàn kết, kết nối tất cả mọi người trên toàn thế giới với mục tiêu bảo tồn nguồn tài nguyên biển và đại dương. Chủ đề của Ngày Đại dương Thế giới năm nay “Đại dương: Sự sống và sinh kế” với thông điệp làm nổi bật sự đa dạng hệ sinh thái biển, lan tỏa ý nghĩa của đại dương đối với hoạt động sinh kế của con người và nguồn sống của các loài sinh vật trên Trái Đất.
Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5) được Liên hợp quốc lựa chọn và phát động trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học. Chủ đề Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021 là “Chúng ta là một phần của giải pháp - Vì thiên nhiên”(We're part of the solution - For Nature). Thông điệp này tiếp tục chủ đề Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2020 nhằm kêu gọi con người sống hài hoà với thiên nhiên, áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên đối với các vấn đề toàn cầu về khí hậu, an ninh lương thực và nguồn nước, sinh kế bền vững cho người dân.
UBND thị xã Ninh Hòa đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên.